Bonsai Tháng 5

Các cây Bonsai được sử dụng chậu của shop www.trunghongmon.com

Cây Chuỗi Ngọc – Duranta bonsai

Cây Sam Ngọc ( cây Việt Nam- phân bố khu vực Khánh Hoà).

Ficus india – Da Ấn Độ.

 

Có luật lệ tạo hình cho bonsai không?

7/12/2010

Có luật lệ (rules) cho bonsai không?

Bonsai bắt nguồn từ Tàu nhưng người Nhật đã hệ thống hóa và phát triển nó cho tới ngày nay

Thật ra, có nhiều sách nói về luật (rules) cho tạo cây bonsai. Tác giả Brent Walston có một bài viết về vấn đề này. Tôi nhận được một email gần đây về nó. Đọc thấy hay và xúc tích, cho nên sẽ dịch ra đây cho ACE cùng xem. Vì bài viết dài, cho nên sẽ viết từ từ. Tựa đề bài viết là: “The ‘rule’ of Bonsai” by Brent Walston. Tôi sẽ cố dịch thoáng, và những đoạn cần chua thêm ý của tôi, tôi sẽ đánh máy với chữ màu xanh. Bắt đầu nha.

Như tất cả các ngành nghệ thuật, bonsai thường được tạo ra dựa trên các tiêu chỉ (guidelines) hoặc các luật lệ (rules). Luật lệ có lẽ là một từ mang tính cứng nhắc trong nghệ thuật tạo hình bonsai, mặc dù vậy, nhiều người vẫn đang dùng từ Luật lệ trong bonsai. Những luật lệ này không cứng nhắc, và thường bị vi phạm trong trường hợp cần thiết; dù sao chúng là hướng dẫn cần thiết để tạo dáng một cây cho đẹp, và là một thông tin vô giá cho những ai đang học môn bonsai. Trong đời thường, luật lệ là cái mà mọi người phải tuân theo, không thể vi phạm. Trong nghệ thuật, nếu cứ cứng nhắc theo luật, thì chắc chắn là sản phẩm tạo ra từ người này, sẽ giống y như của người khác. Lúc đó, cuộc sống thất là đơn điệu biết bao! Chính vì thế nếu gọi các tiêu chỉ là luật lệ, thì không thích hợp trong nghệ thuật!

Những luật này hầu hết từ hệ phái bonsai Nhật Bản trong vài thế kỷ vừa qua. Chúng chẳng qua là sự phân tích xem cái gì tạo “tác động tốt” (“work”), và cái gì “không tác động tốt” (“doesn’t work”) trong tạo hình bonsai! Hầu như ai cũng có thể tạo cho mình một cây bonsai đẹp nhờ tuân thủ các luật này, bất kể người đó có năng khiếu hay không! Đó chính là nét đẹp của luật lệ bonsai. Dĩ nhiên, một bonsai xuất sắc sẽ phụ thuộc vào năng khiếu, kinh nghiệm từng trải, của người làm ra nó!

Luật về Thân và Bộ rễ trên bề mặt (Trunk and Nebari rules):
1. Chiều cao của thân nên bằng 6 lần đường kính của thân tại gốc. Thí dụ: đường kính gốc = 3 cm, thì chiều cao của thân nên là 3 x 6 = 18 cm

2. Thân cây nên hơi ngã về phía trước (tức là ngã về phía người xem- giống như một người đứng gần phía trước một cây lớn, và nhìn lên cây, sẽ thấy cây như đang đổ về phía mình vậy)

3. Thân cây nên lớn tỏa ra tại gốc, tạo cảm giác vững vàng.

4. Rễ cây trên mặt (nebari) nên tỏa ra các hướng từ gốc cây, nhưng
5. Rễ cây không được đâm thẳng vào mặt người xem.

6. Đỉnh (apex) của cây nên ngã về phía người xem (cũng giống 2. )

7. Thân cây nên nhỏ dần từ gốc lên ngọn. Không được dưới nhỏ trên to (reverse taper).

8. Nếu tháp nhánh (grafting), phần cành tháp và cây được tháp phải có phần vỏ gần giống nhau, để không lộ sự khác nhau, và chỗ tháp nên làm thấp gần gốc cây, để có thể hòa vào mặt rễ (nebari)

9. Các đường cong tại thân cây không nên tạo ra dáng “ức bồ câu” (“pigeon breast”) (tức là tạo hình cung tròn hướng về phía người xem)

10. Đỉnh cây (apex) nên hướng theo hướng của phần thân sát gốc. “flow” (không biết tiếng Việt) nên được giữ. (flow có thể hiểu như một dòng chảy cùng một hướng)

11. Đường đi của thân cây (trunk line) không nên di chuyển ” trở lại” (” back on itself”). Đây là một trong những luật lệ của tôi và khó mà giải thích được. Nó liên quan đến flow của cây. Một đường đi của thân mà di chuyển trở lại hướng đã đi, sẽ tạo ra đường cong “C” . Không đẹp!

12. Đối với dáng thẳng đứng formal và informal (không biết tiếng Việt!), đỉnh cây nên thẳng hàng với phần gốc của thân.

13. Cây dáng thẳng informal (informal upright), quá nhiều đường cong chữ “S” , sẽ làm nhàm chán!

14. Khi đi từ gốc lên ngọn cây, các đường cong của thân cây nên từ từ gần nhau hơn (giống như đứng trước một cây cao lớn, nhìn lên ngọn, sẽ thấy các phần thân giữa các cành cây sẽ dần dần ngắn lại)

15. Một cây chỉ nên có một đỉnh (apex)

16. Cây 2thân (twin tree trunks), phần chia làm 2 nên xảy ra tại phần gốc thân, không nên tại phần cao của thân.

 Nguyên văn bởi hoaiemnguyen
Chào chú Bonhe!
cháu cũng có đọc qua một số quy tắc về bonsai của thầy Thái Văn THiện (trường bonsai Thanh Tâm). cháu thấy cũng có nhiều điểm tương đồng; nhưng lại ko có người bàn luận cũng như nói lên nhận xét của mình.
rất cám ơn chú đã lập topic này.
còn sau là nhận xét của cháu:
cháu thấy các quy tắc (chẳng hạn như quy tắc 1, 3, 7…) ta tuân theo là rất bình thường vì theo định nghĩa về bonsai thì những quy tắc này giúp cho tác phẩm của ta sinh động và giống cây ngoài thật hơn. không thể nói là gập khuôn được.
còn như các quy tắc 2, 5, 10 thì không biết có phải là do kinh nghiệm của các cụ về quan sát cây lập ra không; vì theo cháu nó bắt nguồn từ cảm quan!? và nếu tuân thủ theo các quy tắc này có giết chết tính sáng tạo hay không?
Bonhe

Tại bạn hỏi cho nên nói luôn một số phần nha. Qui tắc 1, đó chỉ là lý thuyết thôi! Bây giờ bạn ra ngoài thiên nhiên, thử tìm xem có cây nào đúng tiêu chuẩn này không nha :ko: Sẽ có rất nhiều cây đẹp tuyệt vời mà không theo qui tắc này!

Qui tắc 2, 6, 7, 14 thật ra là một hiện tượng của giác quan (Perspective – là một trong những qui định của nghệ thuật). Nó giúp cho một vật thể mang tính 3 chiều ngay cả khi nó đang đuợc nhìn 2 chiều mà thôi. Não bộ của con người sẽ cho đây là hình thể 3 chiều!! Bạn cứ đứng gần gốc một cây đa đầu làng, và nhìn lên phía ngọn của thân, thì sẽ hiểu điều này. Cho nên, khi áp dụng các qui tắc này vào tạo hình bonsai, thì chắc chắn sẽ thành công! Cây sẽ nhìn tự nhiên và trông già cỗi hơn (dĩ nhiên phải phối hợp với các yếu tố khác). Theo tôi thấy, qui tắc không có nghĩa là bất di bất dịch. Phải biết sáng tạo, thay đổi lúc này lúc khác, thì sản phẩm mới không trùng lập với của người khác. Nghệ thuật nào cũng vậy, mấy bà nội trợ cũng có nghệ thuật nấu ăn, chỉ thêm gia vị này nọ, với nồng độ hơi khác, là món ăn đã khác rồi

Qui tắc 10: nếu theo qui tắc này thì người xem sẽ thấy dễ chịu hơn vì não bộ của mình. Dòng chảy (flow) tư tưởng! Nhưng như đã nói, dĩ nhiên có thể làm ngược lại, tùy điều kiện cho phép!

Luật về cành nhánh (Branches)

1. Cành không được bắt chéo thân cây hay cành bắt chéo cành

2. Cành không được chọc thẳng vào mặt người xem (eye-poking branches)

3. Cành đầu tiên (số 1) nên xuất phát ở khoảng 1/3 dưới của chiều cao thân cây. Thí dụ: cây cao 60cm, thì khoảng 60 x1/3= 20 cm từ gốc, nên có cành 1

4. Các cành tiếp theo xuất phát khoảng 1/3 dưới của khoảng cách giữa 2 cành. Thí dụ: cây với chiều cao như trên (60cm) từ cành 1 tới đỉnh cây sẽ là 40 cm. 40 x 1/3 = 13 cm, cành 2 sẽ cách cành 1 khoảng 13 cm. Từ cành 2 tới đỉnh cây khoảng 40 – 13 = 27 cm, do đó cành 3 sẽ cách cành 2 là 27 x 1/3 = 9 cm, cứ tính như thế lên tới đỉnh cây, sẽ là cành 4,5, v.v…

5. Cành nên xuất phát từ phần lồi của thân cây (không từ phần lõm – no belly branches)

6. Đường kính của cành nên tỉ lệ với đường kính của thân cây tại nơi đó (tì lệ 1/3 – tức là nếu thân tại đó là 3 cm thì cành nơi đó là 1 cm)

7. Cành 1 nên ở bên trái (hay phải), cành 2 phải (hay trái), cành 3 nên là cành hướng ra sau

8. Các cành nên thay đổi luân phiên, không được song song

9. các cành nên giảm dần về kích cỡ đường kính khi lên cao dần

10. Nên có khoảng không giữa các cành “để chim chóc có thể bay qua” (ý nói là khoảng âm – negative space)

11. Cành 1 và 2 nên hướng ra trước tính từ đường giữa đi ngang qua thân cây (mặt phẳng ngang) để tạo cảm giác mời gọi đến người thưởng ngoạn!

12. cành 1,2 và 3 cách nhau khoảng 120 độ, với cành 3 không được chỉa thẳng ra sau (tức là cành 3 phải được nhìn thấy từ phía trước – không bị thân cây che khuất hẳn)

13. Chỉ có một cành tại một nơi của thân cây. Tức là không được có nhiều cành xuất phát cùng một chỗ của thân cây hay là 2 cành không được đối xứng với nhau (bar branches)

14. Tổng hợp các cành lại, nên tạo ra dáng tam giác không cân (scalene triangle) với góc đỉnh biểu hiện God (Thiên), góc giữa biểu thị con người (Nhân) và góc dưới biểu thị đất (Địa). Thiên thời, địa lợi, nhân hòa- Thiên Địa Nhân, liên quan mật thiết với nhau

15. Các secondary branches (cành cây sẽ cho các nhánh, nhánh xuất phát từ cành, gọi là secondary branches – tiếng Mỹ, các nhánh xuất phát từ secondary branch, gọi là tertiary branches, v.v…) nên xuất hiện luân phiên trái, phải và theo luật lệ của sự phân phối cành cây, ngoại trừ là secondary branches không nên hướng lên hay xuống. Secondary branches sẽ tạo ra tán lá (foliage pad).
Tôi không biết các bạn tại VN gọi secondary branches là gì, tùy ACE hiểu nha.

16. Để tạo cho cây có dáng vẻ già cỗi, dùng dây kim loại để uốn các cành nhánh hướng xuống dưới. Cây còn non, thì các cành nhánh của nó hướng lên trời. Các cành nhánh gần hoặc ở đỉnh cây, có thể nằm ngang, hay hướng lên trời vì vùng này của cây không già như những vùng khác.

17. Các cành, nhánh của cây dáng thác đổ (cascade), nói chung theo luật lệ của dáng Trực (upright), ngoại trừ thân cây đi xuống.

18. Ở cây có 2 thân (twin trunks), không nên có cành hay nhánh của thân này bắt chéo thân kia! Các cành hướng ra ngoài của 2 thân, tổng thể, nên tạo hình tam giác.

19. Jin (gỗ chết ở đầu cành hay nhánh, hay đỉnh cây, không nên bị che dấu bởi tán lá.

Chậu (Pots)

1. Cây nên được đặt đằng sau đường đi ngang qua giữa chậu (midline) nhìn từ phía bên , và nằm bên trái hay phải của đường đi ngang qua giữa chậu (center line) nhìn từ phía trước

2. Độ sâu của chậu nên bằng với đường kính của thân cây, ngoại trừ cây dáng thác đổ (cascade)

3. Chậu màu tráng *** (colored glazed pots)(tráng *** bên ngoài thành chậu, chứ không phải bên trong thành chậu) nên được dùng cho cây cho hoa và cho trái, và màu nên hài hòa với màu của hoa hay trái.

4. Chiều rộng của chậu nên bằng 2/3 chiều cao của cây (cây cao 15cm, thì chiều rộng của chậu: 15×2/3=10cm). Đối với cây mà rất lùn, chiều rộng của chậu nên bằng 2/3 độ dài của tán lá (the spread of the tree)

5. Kiểu dáng chậu nên hài hòa (match) với cây. Cây dáng trực (upright) nên dùng chậu chữ nhật; cây dáng trực lắc (informal upright) với thân có nhiều đường cong ngoạn mục, nên dùng chậu bầu dục (oval) hay chậu tròn (round). Cây khổng lồ (massive trees) nên dùng chậu sâu hình chữ nhật.

Chăm sóc (culture)

1. Chất trồng nên trộn đều, không để từng lớp ( trường phái xưa của Nhật, xử dụng chất trồng với kích cỡ khác nhau, cỡ lớn nhất bỏ duới đáy chậu, cỡ trung bình và nhỏ là lớp giữa, cỡ nhỏ nhất trải trên mặt). Đây là luật mới, nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi.

2. Bón phân với nồng độ đầy đủ (full strength) (luật mới, vẫn còn tranh cãi)

3. Tưới nước từ trên xuống, đừng nhúng chậu vào nước, vì sẽ giúp ngăn muối bám vào chậu, rễ

4. Làm tăng độ ẩm bằng cách dùng một khay có chứa sỏi và nước hoặc giữ cho vùng phía dưới kệ chứa chậu bonsai ướt, đừng phun sương (misting) (đây là luật của tôi). Phun sương là tăng lượng muối bám lên mặt lá)

5. Lấy bỏ tất cả những gì quá nhỏ trong chất trồng, chỉ dùng kích cỡ thô

6. Tưới cây chỉ khi cây cần nước, chứ không phải tưới theo thời khóa biểu cố định (có ý là hệ thống tưới tự động không phải là phương pháp tốt để tưới cho bonsai)

7. Để các cây miền ôn đới ngoài trời. Chỉ có cây miền nhiệt đới và cận nhiệt đới là thích hợp để trồng trong nhà (indoor). Nếu để cây vùng ôn đới trong nhà (indoor), phải cho nó một thời gian ngủ đông thích hợp.
(số 7, tôi thấy không thích hợp cho VN! Nơi tôi ở, ngay cả các cây nhiệt đới, tôi để ngoài trời tuốt, vì như sinh lý cây trồng, nếu không có nắng trực tiếp, thì chẳng chóng thì chầy, cây sẽ suy yếu!)

Và cuối cùng, sách Bonsai Technique I của ông John Naka, xuất bản năm 1973 bởi Bonsai Institute of California, là kho tàng cho những ai muốn biết về ” luật” của bonsai. Bất cứ ai cũng có thể tạo cho mình một cây bonsai coi được nếu theo các hướng dẫn này. Một khi ai đó đã thông thạo, thì người đó có thể bắt đầu tạo bonsai mà không nghĩ về “luật lệ” . (Tác giả ý nói là luật chỉ để hướng dẫn cho những ai mới bắt đầu thích ngành nghệ thuật này, khi đã trưởng thành, thì luật nào cũng có thể phá được! Lần nữa, dùng từ “Luật” là không đúng, vì luật lệ là không thể phá bỏ được! Nên dùng từ “hướng dẫn” (guidelines) thì hay hơn nhiều)

Tạm dừng…

Tuấn Hoàng

 

Hướng dẫn Cách Cắt Thân Thông Đen Nhật theo phương pháp Master Kusida Matsuo .

Hôm nay xin chia sẻ anh em cách cắt thân thông đen Nhật mà trước đây nhiều năm mình từng làm qua và cũng đạt được kết quả khá khả quan, tỉ lệ sống đạt 90%  , hôm nay tổng hợp chia sẻ cùng anh em yêu lá kim . Xin nói thêm việc thành công cao thấp nó cũng còn phụ thuộc 1 phần vào nhiệt độ môi trường xung quanh .

Chắc rằng với anh em chơi thông đen Nhật thì không còn lạ lẫm gì với cách này , vì cũng có rất nhiều bài  chia sẻ của các người chơi Bonsai trong và ngoài nước, và trước đây mình cũng từng chia sẻ cách làm này ở VN qua các trang diễn đàn …

Đầu tiên người chơi nên xác định việc làm này vì mục đích gì , và cũng nên nắm rõ việc cắt thân cũng không hẳn sẽ làm cây thấp lại về sau như nhiều người suy nghĩ , hay cho 1 bộ rễ 24h đều đẹp như nhiều người nghĩ mà những điều trên nó còn phụ thuộc vào cách làm của bạn là như thế nào như về cách trồng, thay chậu, sắp rễ, cách chăm sóc, cách cho phân bón … nó cũng có thể là tác nhân tạo nên cây có bộ rễ đẹp trả lại công sức cho người chơi .

* Đầu tiên các bạn cần chuẩn bị những thứ cần sau :

1 ít B1 , 1 ít Root Hocmoon , 1 dao rọc giấy , 1 cái ghế nhựa , 1 cái thau với 1 ít nước sạch , 1 khay ươm với lớp đáy lót hạt to lớp mặt là cát , 1 cuộn giấy bọc thức ăn lớn, 1 cây tăm tre lớn với đầu nhọn và quan trọng nhất là thông giống , ở đây khuyên bạn nên dùng cây có độ tuổi thấp tháng độ 1,5 đến 2,5 tháng , ở bài này tôi dùng cây tới gần 6 tháng tuổi từ khi ươm ( lí do lúc làm chỉ đang có độ tuổi này ).

Thông đen giốngNhổ thông giống chuẩn bị cắt

Dùng dao rọc giấy cắt bỏ phần thân rễ đi với 1 vết cắt dứt khoát tránh làm dập thân dễ thối , khi cắt nên để lên 1 miếng nhựa ( ở đây mình dùng cái ghế nhựa thay cái thớt) .

IMG_2084

Cắt nên dùng 1 miếng nhựa lót

Tỉ lệ cắt nhiều hay ít tùy người chơi , cắt càng cao lên trên thì tỉ lệ sống càng thấp, cắt càng thấp tỉ lệ sống càng cao.

Để tránh cây bị khô nên bỏ vào thau nước chuẩn bị từ trước , thau nước pha 1 chút B1 ngâm trong 15 phút đến 30 phút .

Sau khi cắt xong cầm cây nhúng vào bột Root Hocmoon

Dùng cây tăm seo 1 lỗ vừa để cho thân cây giống xuống sâu độ 2/3 thân còn lại của cây đã cắt .

Sau khi làm xong dùng 1 bình phun nước phun cho ướt đẫm cả khay ươm và cây giống , phun sao cho phần cát ôm sát vào thân cây giống .

Sau khi tưới ướt đẫm dùng giấy bọc thức ăn bao kín lại ( hoặc bạn có thể nilon để che kín lại) , việc làm này nhằm tạo môi trường tiểu khí hậu với độ ẩm lí tưởng cho cây phục hồi sức khỏe .

Chú ý: Sau khi bọc xong nên cho khay vào bóng râm ( chẳng hạn dưới gốc cây có ánh sáng nhẹ). Sau 4 ngày  ít hơn hoặc nhiều hơn bạn chú ý trong khay ươm nếu độ ẩm giảm thì nên mở nilon ra dùng bình phun cho ướt và đậy nilon trở lại . Sau từ 12 – 15 ngày ( nếu mùa mưa ) thì có thể mở nilon ra . Mùa nắng thì phải sau từ 15 ngày trở đi ( tùy nóng nhiều ít) mới mở bỏ nilon . Thời gian đầu khi mở nilon bỏ cũng nên để nơi râm mát thêm 17 ngày sau đó mới cho ra nắng nhiều hơn , sau 1 tháng mới ra nắng hoàn toàn .

Đây là hình khay ươm cắt thân sau  40 ngày và ra nắng được 10 ngày .

Chúc anh em thành công

Trunghongmon – Hội Lá Kim – VietNam Conifer Bonsai Club

Anh em nào có nhu cầu mua Hạt Thông đen Nhật giống vui lòng xem tại đây : www.hatgiongbonsai.com

Tell : 0913727135

Thay đất cho Cây Thông Đen Nhật.

Bài viết của anh Uan Ha ( California )

Thay đất cho cây thông đen.

Như đã từng hứa với AE rằng sẽ chụp hình cách thay đất cho cây thông đen khi có dịp. Xin được chia sẻ để cùng các AE tham khảo.

Cũng xin được nói trước, cây thông này bước vào giai đoạn tạo tàn và thời gian ước lượng là 5 năm sẽ song nên mình đã chộn đất khô (dry mix) để bảo đảm trong quá trình tạo tàn đất không bị rã đặng khỏi gián đoạn sự phát triển của cây. Khi năm thứ 5 vừa tới thì đất trong chậu sẽ vừa nghẹt thì cũng là thời điểm để vô chậu bonsai đẹp và mỏng. Nên nhớ chậu và đất ở thời điểm này đã được chọn để bảo đảm cho sự phát triển của cây chứ chưa phải là chậu của tác phẩm tương lai.

Cách thức pha đất; đất được sàn lọc để không có bụi làm nghẹt. Tỷ lệ 3:3:3:1 akadama, pumice, nham thạch đen, than củi.

Ở dưới đáy chậu được lót một lớp pumice hạt lớn và rải một lớp mỏng than để bảo đảm sự thoát nước lâu dài, than có tác dụng hút đi những chất toxin có hại cho rễ qua những lần bón phân.

5 năm trước do khai thác từ vườn đã không làm kỹ còn sót lại một chút đất thịt (garden soil) thành thử lần này ráng lấy hết đất thịt và cắt những cọng rễ lớn chỉ vừa đủ để vào khít chậu.

Cây được dùng kẽm cột chắc vào chậu để tránh sau này di chuyển lung lay bị đụng rễ.

Vào đất mới, dùng đũa chèn cho đất vô những góc cạnh tránh đừng để khoảng trống và dùng tay gõ vòng quanh thành chậu cho đất khít lại.

Vì cây trong quá trình tạo tàn nên không quá quan trọng thẩm mỹ đất trên mặt chậu nên mình đã dùng một loại sỏi lớn trải đều nhằm tránh cỏ mọc cũng như khi tưới đất không văng ra.

Sau đó cây được tưới rất kỹ để rửa hết bụi bặm trong đất tới khi nước sạch từ trong chậu chảy ra. Và cũng nên chú ý vì lần đầu nên cần tưới hơi kỹ để đất trong chậu đều ướt. Sau đó mình dùng nước sạch pha với một muỗng 5ml superthrive tưới cho cây.

Vì khí hậu mùa Thu nắng mát nên cây được bê ra nắng để nhưng chọn chỗ khuất gió. Vì cây mới được cắt rễ và thay đất nên đất cần phải duy trì độ ẩm. Cây cần được tưới mỗi ngày cho dù mưa hay nắng. Vì là đất mới nên rất khó bị nghẹt nước hay thúi rễ nên tưới nhiều không thành vấn đề vả lại tưới nhiều còn giúp đất trong chậu nén khít lại.

Đây chỉ là nhu cầu của mình, các AE cũng không cần thiết phải làm theo nhưng nếu được thì càng tốt: mỗi ngày mình đều tưới cho cây với 5ml superthrive, độ hơn 10 ngày thì thôi và chỉ tưới nước thôi, sau đó một tháng thì mình bắt đầu bón phân 0-10-10.

AE chú ý, nếu khí hậu của bạn nóng trên 75 F thì nên để cây trong râm độ 15 ngày rồi từ từ mang ra nắng. Chứ khí hậu của mình vào tháng này thì dưới 70 F vào ban ngày, đêm khoảng 50F.

Cây này được tỉa chồi và lá già mấy hôm trước nay sẽ thay đất để chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm tới cho việc tạo tàn.

Đất nung akadama được sàn để không có bụi và chọn hạt bằng kích cỡ

Pumice (đá non núi lửa) được sàn để lấy hạt bằng nhau

Nham thạch đen (Black Lava) được sàn để chọn hạt bằng nhau

Tỷ lệ 3:3:3:1 akadama, pumice, nham thạch đen, than củi

Đất được trộn đều

Kẽm bẻ số 8 để khoá lưới lót lỗ thoát nước không bị xê dịch

Lưới lót lỗ thoát nước

Các lỗ thoát nước được lót lưới để đất không rớt ra ngoài. Các lỗ thoát nước được lót lưới để đất không rớt ra ngoài.

Chạy kẽm để cột cây vào chậu cho chắc chắn

Dưới đáy chậu lót một lớp đá pumice lớn hạt để bảo đảm thoát nước, sau đó rải một lớp mỏng than củi. Than củi có tác dụng hút nước đọng lại cũng như hút đi những chất toxin độc hại do phân bón thường đọng lại đáy chậu. Sau đỏ mới bỏ đất chộn nên trên.

Cây sau khi đã được lấy hết đất thịt nhưng không rửa rễ để tránh làm chết nấm rễ.

Sau khi cắt bỏ những cọng rễ lớn để vô vừa chậu

Khi vô đất nên dùng đũa nén đất cho khít nhau và ráng đừng để khoảng rỗng sẽ không tốt cho rễ

Án chừng đã vừa chậu thì ngưng đừng cắt quá nhiều rễ

 

Vì cây đang quá trình tạo tàn không cần thẩm mỹ nên mình chọn sỏi lớn (nham thạch màu nâu) để rải trên mặt đặng cỏ dại không mọc và khi tưới đất không văng ra ngoài.

Tưới cho kỹ tới khi nước sạch chảy ra từ đáy chậu

Superthrive để giúp cây mau bình phục sau khi phẫu thuật (cắt rễ) Superthrive để giúp cây mau bình phục sau khi phẫu thuật (cắt rễ)

5ml superthrive với 3 lít nước

Tưới superthrive cho cây

hlk-12

Cây được đem ra nắng nhưng để chỗ khuất gió. Cây cần tưới mỗi ngày cho dù nắng hay mưa.

UanHa

Hội Lá Kim – VietNam Conifer Bonsai Club

Hướng Dẫn Cách thức Ươm Hạt qua Ngủ Đông (Thọ Hàn)và Bảo quản Hạt Giống – Vùng Nhiệt Đới .

[facebook][tweet][Google]

Dau-moc-THM-copy

– Hiện nay vẫn còn khá nhiều anh em thắc mắc việc bảo quản – ngủ đông cho hạt giống và vì sao phải ngủ đông . Ở bài này Trunghongmon cũng muốn chia sẻ một cách sao để đơn giản và dễ hiểu nhất để anh em khi có hạt thì có thể tiện áp dụng cho phù hợp. Ở bài này mình chỉ chia sẻ theo kinh nghiệm thực tế cho nên không khỏi sai xót về các từ ngữ chuyên môn cho nên anh em thông cảm . Mình viết theo cách thực hành thực tế cho dễ hiểu .

A. Bảo quản :

– Hạt giống sau thu hái để có chất lượng tốt nhất theo thời gian thì đòi hỏi phải có chế độ và môi trường bảo quản tốt nhất .

–  Tuy vậy để giữ được chất lượng hạt giống tốt nhất cũng không phải là điều đơn giản với mọi người . Vì vậy tôi cũng chỉ có 1 lời khuyên cho anh em sau khi có hạt giống nên tránh để hạt nơi có môi trường ẩm thấp , nóng trực tiếp . Theo tôi anh em nên để hạt bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát là tốt nhất và đơn giản nhất , khi bỏ tủ lạnh chú ý hạt phải khô ráo ( không ẩm xung quanh hạt) , nên bỏ hạt vào 1 túi hay Hộp Zip lock nhằm giúp hạt tránh tiếp xúc ẩm . Dưới đây là cách bảo quản của Hatgiongbonsai.com

001-4

Bảo quản Hạt trong Túi Ziplock , túi Ziplock trong Hộp Zip Lock , Hộp Zip Lock trong 1 cái tủ lạnh .

seed-order

B. Ươm Hạt qua Ngủ Đông và Vì sao phải Ngủ Đông .

  1. Vì sao phải ngủ đông ?

– Hạt phải ngủ đông đa số là hạt có xuất xứ từ các vùng Ôn Đới có mùa Đông lạnh giá hay nơi có khí hậu Hàn thì những hạt giống xuất xứ từ đó khi về vùng Nhiệt Đới như Việt Nam thì phải qua quá trình ngủ đông nhằm cho hạt được kích thích nảy mầm .

      2. Ươm Hạt qua bước Ngủ Đông

– Tạm gọi khi hạt chưa nảy mầm gọi là hạt đang trạng thái ngủ ( nếu không can thiệp thì chẳng bao giờ nó nảy mầm).

Là 1 bước phối hợp hỗ trợ nhằm giúp hạt thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong nhân hạt để hạt nảy mầm thoát khỏi trạng thái ngủ , để sau đó nó phát triển và hòa mình vào màu xanh chung của trái đất.

– Mỗi loại hạt sẽ có thời gian ngủ đông ngắn hay dài khác nhau , vì vậy bạn cần nắm bắt để tiện theo dõi thời gian nảy mầm .

  • Khi hạt mua về đều đang ở trạng thái ngủ vì vậy để bắt đầu cho nó ngủ đông thì cần qua các bước sau

sunken-seeds-1-XL

  1.  Ngâm hạt với nước nóng, ấm tùy loại theo nhà cung cấp hạt giống ( hoặc có thể không cần ngâm) .
  2. Xử lý khô hạt , bằng cách hong gió ( bước này nhằm làm ráo hạt không bị mốc )
  3. Dùng dớn rêu, mùn , bột than ( khử nấm) … hơi ẩm nhẹ (chỉ ẩm mà không ướt) để trộn chung hạt vào trên
  4. Dùng hộpp Ziplock để chứa mùn (dớn) và Hạt đã xử lý chung , đóng nắp hộp lại
  5. Cho vào ngăn mát tủ lạnh ( ngăn rau ) – nhớ là tủ lạnh đang hoạt động nha .
  6. larger_hma1425316666
  7. Cứ mỗi tuần nên mở hộp Zip Lock cho thoáng khí tránh nấm mốc ( trường hợp nấm mốc hạt là do hạt bị ẩm, chất trồng bị quá ẩm  ) – để khắc phục nên mang cả hộp ra hong gió cho giảm ẩm .
  8. Sau thời gian ngủ đông hạt sẽ bắt đầu nảy mầm trong hộp zip lock trong tủ lạnh thì bắt đầu có thể gắp hạt nảy mầm ra ươm riêng .
  • Thời gian nảy mầm tùy thuộc vào từng loại hạt và điều kiện tiếp xúc và độ ẩm chất trồng ươm hạt .

seeddormancy

  • Với  Số lượng hạt ít có thể cho ngủ đông qua túi Zip Lock với 1 khăn giấy ẩm như hình bên dưới

Common-Milkweed

img_9531

Sau khi qua giai đoạn ngủ đông và những hạt đầu tiên bắt đầu nảy mầm thì ta đã bước đầu thành công , sau đó lấy hạt nảy mầm ra chậu riêng

DSC_0911---Copy-(2)

Hình ảnh Hạt Maple ( Phong ) nảy mầm ngoài môi trường tự nhiên

DSC_0969

Hình ảnh Hạt Phong (Maple) nảy mầm trong tủ lạnh sau khi ra ngoài 1 tháng tại TP HCM .

Chúc anh em thành công

Dau-moc-THM-copy

Trunghongmon Hội Lá Kim – Vietnam Conifer Bonsai Club

Mọi chi tiết thắc mắc về gieo trồng hạt giống Bonsai và anh em có nhu cầu tìm mua hạt giống Bonsai vui lòng liên hệ : 0913727135 – 0938506537 ( 2 số phone duy nhất).

Hoăc hướng dẫn tại trang  www.hoilakim.com ,bán hạt giống  www.hatgiongbonsai.com –  Facebook : Hội Lá Kim

Ghi chú: Vì hiện nay có 1 số nick giả mạo trang Hatgiongbonsai.com mua bán Hạt Giống Bonsai trên Facebook dẫn đến gây hiểu nhầm cho người mua, xin cảnh báo cùng anh em chơi . Ngoài các địa chỉ vừa nêu trên Trunghongmon không dùng bất kỳ trang hay nick nào khác trên Face để giao dịch trực tuyến .

Trân Trọng

Phân biệt giữa 3 giống Itoigawa – Kishu – Shimpaku

[facebook][tweet][Google]

Hình ảnh : Nebari Bonsai ; chỉnh sửa chú thích lại bởi Trunghongmon .

Sự có mặt của 3 giống Itoigawa – Kishu – Shimpaku thuộc dòng Juniperus chinensis cũng đã góp mặt vào các tác phẩm bonsai thế giới từ khá lâu , nhưng để có sự phân biệt rõ giữa các giống lại là điều hoàn toàn không đơn giản chút nào, thời gian qua cũng có khá nhiều tranh cãi của anh em Hội Lá Kim cũng như anh em chơi cây cảnh ở Việt Nam xung quanh 3 giống này ! Hôm nay tôi xin mượn hình ảnh của Nebari Bonsai để giúp anh em nào chưa phân biệt có thể cùng tôi có sự khái quát rõ ràng và thực tế hơn với giống này .

 

 

  1. Itoigawa

Itoigawa được đặt theo tên thành phố nơi họ đã phát hiện được ; ngày nay nó là Niigata, nằm trên bờ biển phía Tây, gần Fukushima. Vỏ cây itoigawa có màu đỏ ít hơn màu vỏ cây Shimpaku. Các lá có màu tươi sáng . Lá mềm , với lá vảy trưởng thành nhỏ nhất trong ba giống và có thể trở nên dày đặc nếu ngắt lá ( bấm lá) thường xuyên. Chồi là mạnh nhất trong ba giống , và nó phát triển nhanh hơn so với shimpaku.

itoigawa

1 nhánh Lá Itoigawa

2. Kishu

   Kishu cũng được đặt tên theo thành phố gần nơi nó được khám phá . Kishu là ở góc Tây Nam của đất liền. Kishu cũng có màu lá xanh tươi sáng, tương tự như lá itoigawa, nhưng những tán lá của kishu rất dày đặc, nhỏ gọn, và “mập mạp” hơn Itoigawa. Nếu So sánh Shimpaku với Kishu thì cũng như so sánh giữa các loài Thông Đen Nhật với một thông đen Yatsabusa. Kishu thường được sử dụng để ghép để thay thế lá cây bách xù bởi vì nó có đặc tính giống nhau ; dày đặc, tăng trưởng dày với màu xanh sáng. Vỏ có màu đỏ tương tự như Shimpaku.

kishu

1 nhánh lá Kishu

3. Shimpaku

Giống Shimpaku được phát hiện trên dãy núi Ishizuchi về phía Bắc của đảo Shikoku,  nằm ở phía nam của đại lục. Shimpaku ban đầu được khai thác từ các ngọn núi và rất thích hợp làm cây cảnh , thân cây mảnh mai của nó đã được đánh giá cao. “Trong” Bonsai Gahou (Tạp chí) “số 5 (tháng 9 năm 1907 ), có một cuộc thảo luận về nguồn gốc của cây Shimpaku bonsai. Trong đó có  nói rằng năm 1889 một người yêu cây cảnh tên Rokurou Ohta, thu được một cây cảnh là cây bách xù mà nhắc nhở người hâm mộ của mình một bức tranh nổi tiếng của “Kanzankokai” (một cây bách Nhật cũ trong núi mùa đông). Tin đồn lan truyền giữa các thương nhân “này là xác thực (= Shin), gỗ sồi (= Paku).” Như vậy, cây bách xù được đặt tên là “Shinpaku.”  từ này không được biết đến trong cả hai ngôn ngữ Trung Quốc hay Nhật Bản và vì vậy tên “Shimpaku” đã được hình thành trong thế giới của cây cảnh như một giống mới của Junipers.

Shimpaku lá có màu xanh lá cây đậm, và rất mềm.

shimpaku

1 nhánh lá Shimpaku

Hình ảnh dưới đây để 3 giống này sát với nhau

3-all-1

all-3-together

Để 3 chồi của 3 giống gần nhau

3-all-2

Nguồn bài : Nebari Bonsai

Tổng hợp bởi

Trunghongmon Hội Lá Kim – VietNam Conifer Bonsai Club